Thiết bị nhà thông minh dễ bị hack khi nào? Làm sao để hạn chế?

Thiết bị nhà thông minh dễ bị hack khi nào? Làm sao để hạn chế?

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KHÁNH LÂM
Thứ Tư, 16/08/2023
Nội dung bài viết

Khi nào những thiết bị nhà thông minh dễ bị hack và cách xử lý

Những thiết bị điện thông minh trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Việc sử dụng chúng rất tiện lợi nhưng cũng đem đến một số rủi ro nhất định. Khi mà không được bảo mật tốt thì rất dễ bị hack. Đe doạ tới an toàn và sự riêng tư của chủ nhà. Dưới đây là những lỗi làm cho thiết bị smarthome dễ bị hack không thể bỏ qua:

Mật khẩu yếu

Đây là một trong những lỗi phổ biến làm cho thiết bị dễ bị tấn công hơn. Việc dùng mật khẩu dễ đoán như dùng tên hay ngày sinh dễ dàng bị hacker đoán ra. Hãy đổi mật khẩu thường xuyên, định kỳ. Không dùng một mật khẩu giống nhau trên nhiều thiết bị. Hãy cài đặt những mật khẩu có độ mạnh cao, chứa cả chữ, cả số lẫn ký tự đặc biệt.

Thiết bị nhà thông minh không cập nhật phần mềm

Những nhà sản xuất sẽ cung cấp bản vá lỗi cũng như cung cấp bản cập nhật phẩn mềm. Vá những lỗ hổng bảo mật của thiết bị. Trong trường hợp không được cập nhật phần mềm thì những hacker có thể tìm ra lỗ hổng. Rồi sau đó khai thác chúng. Để đảm bảo tính an toàn hơn thì hãy kiểm tra và cập nhật phần mềm cho các thiết bị. Dựa theo hướng dẫn chi tiết từ nhà sản xuất.

Kết nối không an toàn

Kết nối thiết bị nhà thông minh với mạng Internet giúp chúng ta điều khiển từ xa dễ dàng. Nhưng nếu như kết nối không an toàn thì tin tặc có thế xâm nhập vào mạng nội bộ trong nhà. Giành quyền kiểm soát thiết bị. Muốn an toàn hơn hãy dùng mạng Wifi được bảo mật bằng WPA2 hay WPA3. Đảm bảo rằng bạn dùng mạng có mật khẩu mạnh và không công khai.

Phần mềm không đáng tin cậy và các ứng dụng giả mạo

Việc tải những phần mềm từ nguồn không xác thực hay dùng những ứng dụng giả mạo. Có thể dẫn tới việc thiết bị điện thông minh bị hack. Hãy ghi nhớ rằng luôn tải những phần mềm có nguồn gốc chính thức. Và cài những ứng dụng từ cửa hàng đã xác minh

Thiết bị nhà thông minh bị lỗ hổng trong giao thức kết nối, lổ hổng từ nhà sản xuất

Có một số thiết bị điện dùng giao thức kết nối truyền thống không an toàn như Bluetooth hay Zigbee. Những lỗ hổng này có thể làm cho kẻ xấu xâm nhập vào mạng gia đình. Sau đó điều khiển những thiết bị có kết nối. Một nguyên nhân khác đến từ lỗi sơ suất từ nhà sản xuất. Hacker có thể lợi dụng điều này để xâm nhập vào thiết bị. Lỗi cơ bản này có thể là phần cài đặt mật khẩu của khách hàng dạng thuần tuý, dễ bị hack. Nếu như không có giải pháp phù hợp thì hacker có thể truy cập tài khoản. Sau đó mở khoá xâm nhập vào những thiết bị thông minh đang dùng.

Nhà cung cấp thiết bị thiếu uy tín

Nhiều thiết bị cho nhà thông minh được sản xuất bởi những đơn vị không uy tín, không rõ chất lượng. Điều này dẫn đến thiết bị dễ bị tấn công hơn, đánh cắp thông tin. Hoặc thậm chí bị điều khiển từ xa mà chúng ta không hề biết. Để tránh tình trạng thiết bị bị kẻ xấu thâm nhập. Hãy tham khảo những cách bảo mật nhà thông minh khác. Chẳng hạn cài thêm phần xác thực đổi mật khẩu qua điện thoại. Tăng cường mật khẩu bảo mật, dùng thiết bị đến từ nhà cung cấp có uy tín.

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết